I. ĐỊNH NGHĨA VỀ HỘI NGHỊ TRUYỀN HÌNH:

Hội nghị truyền hình (VideoConferencing) là hệ thống thiết bị (bao gồm cả phần cứng và phần mềm) truyền tải hình ảnh và âm thanh giữa hai hoặc nhiều địa điểm từ xa kết nối qua đường truyền mạng InternetWAN hay LAN, để đưa tín hiệu âm thanh và hình ảnh của các phòng họp đến với nhau như đang ngồi họp cùng một phòng họp; Thiết bị này cho phép hai hoặc nhiều địa điểm cùng đồng thời liên lạc hai chiều thông qua video và truyền âm thanh.

II.   BỐI CẢNH THỰC TẾ VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN HỘI NGHỊ TRUYỀN HÌNH     

1. Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án

1.1. Môi trường vĩ mô và chính sách phát triển của đất nước:

Hội nghị truyền hình là một bước phát triển đột phá của công nghệ thông tin, nó cho phép những người tham dự tại nhiều địa điểm từ những quốc gia khác nhau có thể nhìn thấy và trao đổi trực tiếp với nhau qua màn hình tivi như đang họp trong cùng một hội trường. Công nghệ này đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong hội họp và hội thảo. Ngoài ra, Hội nghị truyền hình còn được ứng dụng rộng rãi trong giáo dục đào tạo, an ninh quốc phòng, y tế và chăm sóc sức khỏe.

1.2. Các điều kiện và cơ sở hiện trạng:

Hiện nay mô hình hội thảo trực tuyến đã được triển khai và thực hiện bởi cán bộ của EPR theo hình thức điểm tới điểm cố định.

1.3. Phân tích nhu cầu và xu thế:

Hiện nay, Các đơn vị chiến lược hàng đầu sử dụng công nghệ cộng tác video như là một lợi thế. Một khảo sát toàn cầu mới đây đã phát hiện ra rằng, những lợi ích lớn nhất mà công nghệ hội nghị truyền hình mang lại bao gồm:

• Hiệu suất/năng suất làm việc cao hơn (được khẳng định bởi 94% số người được khảo sát)

• Nâng cao hiệu quả của nội dung thảo luận (88%)

• Đẩy nhanh tốc độ ra quyết định (87%)

• Cắt giảm chi phí đi lại (87%)

Một đơn vị tác chiến được công nghệ video hỗ trợ luôn đảm bảo hiệu quả hoạt động cộng tác của đội ngũ quân nhân cho dù là họ đang ở bất cứ đâu, trong bất kỳ môi trường làm việc nào. Chúng ra cũng cần lưu ý rằng, khoảng 55% hiệu quả của nội dung trao đổi thảo luận được quyết định bởi những biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể. Và, trong các hội nghị truyền hình khi có thể nhìn thấy hình ảnh thay vì chỉ trao đổi qua điện thoại, mọi người thu lượm được lượng kiến thức nhiều gấp đôi, nhớ được lượng thông tin nhiều hơn 38% và hiệu quả thuyết phục cao hơn 43%, điều đó góp phần tạo ra mức độ đồng thuận cao hơn và ra quyết định nhanh chóng hơn.

2. Sự phù hợp và các đóng góp vào chiến lược Quốc gia, đặc biệt là quy hoạch tổng thể của cả nước, của vùng hoặc địa phương, quy hoạch phát triển ngành:

Dự án hội nghị truyền hình ra đời nhằm mục tiêu tổ chức các cuộc họp nội bộ. Nó giúp phần làm giảm chi phí và các công tác hành chính rườm rà hiện có để tổ chức một cuộc họp cần phải theo các quy trình công văn, điện tín … với rất nhiều chi phí phát sinh.

Ngoài ra các đơn vị tại mỗi điểm cầu có thể thường xuyên liên tục thực hiện việc trao đổi công việc một cách trực quan với nhau và với các điểm cầu khác mà không gặp bất cứ trở ngại nào về mặt khoảng cách, địa lý.

Các công tác chỉ huy chiến lược, tác chiến khi cần thiết được thực hiện ngay lập tức một cách thường xuyên liên tục và đem lại hiệu quả hơn rất nhiều so với điện thoại, điện lệnh… truyền thống trước kia.

3. Chứng minh sự cần thiết của dự án:

Năng lực để giúp mọi người cộng tác, làm việc cùng nhau có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ tổ chức nào. Các cuộc họp dự án. Các cuộc họp chiến lược. Các cuộc họp phát triển chính sách, các cuộc gặp chỉ huy và cấp dưới, những cuộc họp của các cơ quan chính phủ để đối phó với khủng hoảng và cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân sẽ đạt được hiệu quả cao hơn khi chúng mang tính cộng tác. Các giải pháp cộng tác dựa trên công nghệ hội nghị truyền hình, hội họp từ xa với độ phân giải HD và các giải pháp thoại giúp hàng trăm, nghìn người trực thuộc đơn vị có thể trao đổi, hợp tác tác chiến mọi lúc, mọi nơi để giải quyết những vấn đề phức tạp, đưa ra những ý tưởng mới, đạt được sự hiểu biết sâu sắc hơn, hỗ trợ lẫn nhau, bảo vệ đất nước và cứu sống nhiều người.  

III.   MÔ TẢ DỰ ÁN: THIẾT KẾ, CÁC NGUỒN LỰC, CÁC KẾT QUẢ

1.  Quy mô

1.1. Phân tích, lựa chọn quy mô, công suất thích hợp:

Hệ thống thiết bị hội nghị truyền hình là một hệ thống thiết bị điện tử (bao gồm cả phần cứng và phần mềm) sử dụng công nghệ kỹ thuật số, nén (coder/decoder) âm thanh và video trong thời gian thực. Giải pháp hội nghị truyền hình dựa trên công nghệ IP với sự hỗ trợ nhiều giao thức (H.320, H.323, SIP, SCCP) cho phép triển khai hệ thống Hội nghị truyền hình tiên tiến nhưng vẫn tận dụng được cơ sở hạ tầng có sẵn.

Các thiết bị cần thiết cho một hệ thống hội nghị truyền hình bao gồm:

Video đầu vào: video camera hoặc webcam;

Video đầu ra: màn hình máy tính, truyền hình hoặc máy chiếu;

Âm thanh đầu vào: micro, CD/DVD, cassette player, hoặc bất kỳ nguồn nào của ổ cắm âm thanh preamp;

Âm thanh đầu ra: loa phóng thanh đi kèm với các thiết bị hiển thị hoặc điện thoại;

Truyền dữ liệu: số điện thoại mạng hoặc tương tự, LAN hoặc Internet.

Thiết bị cơ bản bao gồm:

Camera – Thu tín hiệu hình ảnh.

Micro – Thu tín hiệu âm thanh.

DECODE – Xử lý mã hóa nhận và truyền tín hiệu âm thanh và hình ảnh và truyền qua đường truyền.

Màn hình hiển thị – Hiển thị hình ảnh của các phòng họp từ xa.

Loa – Phát tín hiệu âm thanh của các phòng họp từ xa.

MCU – Thiết bị quản lý và xử lý đa điểm

Lưu Trữ – Ghi lại nội dung cuộc họp.

Show Present – Thường là phần mềm có chức năng trình chiếu tài liệu tại một máy tính lên hình ảnh của hội nghị.

Tùy theo từng hãng sản xuất sử dụng công nghệ khác nhau nhưng đều đi qua một số chuẩn giao thức bắt tay nhau như H:323, H:264 nên các sản phẩm của các hãng khác nhau vẫn bắt tay được với nhau.

1.2. Phân loại thiết bị:

Về cơ bản có hai loại hệ thống hội nghị truyền hình:

Hệ thống thiết bị chuyên dụng;

Hệ thống máy tính.

1.3. Phân loại công nghệ mã hóa:

Đối với thiết bị trung tâm, trước đây đa số đều sử dụng bộ mã hóa H264-AVC. Đặc điểm của các thiết bị sử dụng công nghệ này là hình ảnh tại thiết bị đầu cuối chỉ được mã hóa bằng 1 lớp rồi truyền đến thiết bị trung tâm. Thiết bị trung tâm có nhiệm vụ giải mã, chỉnh sửa rồi mã hóa lại các hình ảnh này cho phù hợp với các điểm cầu khác. Quá trình này thường tạo độ trễ và yêu cầu năng lực xử lý của thiết bị trung tâm phải lớn.

Ngày nay, một số hãng công nghệ đã ứng dụng bộ mã hóa H264-SVC (Scalable Video Coding) để giúp thiết bị đầu cuối có thể truyền nhiều lớp hình ảnh đi cùng một lúc. Khi đó thiết bị trung tâm chỉ đóng vai trò như một chiếc Router luôn chuyển hoặc vứt bỏ các lớp hình ảnh này tùy theo yêu cầu của các điểm cầu khác. Quá trình này giúp giảm giá thành thiết bị trung tâm và giảm độ trễ một cách đáng kể

2.  Giải pháp kỹ thuật:

Mô hình kết nối: Điểm – Điểm –  Đa điểm – Điểm ( Không giới hạn và tất cả các điểm đều tạp trung về trung tâm) Mở rộng theo nhu cầu. Dựa trên nền tảng WebRTC cho Videoconference đa nền tảng.

Nội dung được mã hóa, VD: DRM Veri Matrix….

Toàn bộ nội dung được tập trung về trung tâm dữ liệu được mã hóa hoặc không trước khi Broadcasting đến các điểm cầu thể hiện trên màn hình và loa. Quản lý và cấp tài khoản tập trung từ 01 trung tâm duy nhất, phân định rõ rang, chủ trì cuộc họp và người tham gia họp. Cụ thể người chủ trì mới được phép mời các thành phần tham gia họp. Lịch họp dựa trên yêu cầu gửi xuống trung tâm quản lý bằng văn bản.

Việc tham gia các cuộc họp khi người chủ trì gửi yêu cầu họp đến người tham gia họp hệ thống sẽ xuất mã OTP duy nhất 1 lần cho người tham gia họp theo hình thức tin nhắn SMS, hoặc Email hoặc do người chịu trách nhiệm cao nhất cấp quyền tham gia họp không cần mã OTP với hình thức văn bản chuyển xuống trung tâm yêu cầu cấp quyền tham gia họp.

Mô hình giải pháp hệ tổng quan thống
Hình 1: Mô hình giải pháp hệ tổng quan thống

3.  Thiết kế cơ sở về phương diện công nghệ kỹ thuật:

3.1. Hệ thống mạng Core & Access Swich:

Hệ thống Internet riêng biệt có 4 luồng vào (4 Nhà cung cấp dịch vụ để đảm bảo tín hiệu trong bất kỳ mọi trường hợp ra ngoài) để chuyển đổi tự động sử dụng bộ cân bằng tải Cisco

– Mô hình sử dụng 2 thiết bị Cisco Switch 3850 làm Core Switch:

+ Hai  thiết  bị  Cisco  Switch  3850  cấu  hình  sử  dụng  giao  thức  HSRP  (chạy  cơ  chế  Active  – Standby) tức là khi hai thiết bị Cisco Switch 3850 được kết nối với toàn hệ thống và cùng khởi động, thi tại một thời điểm nhất định khi cả hai Cisco Switch 3850 hoạt động bình thường sẽ có một Cisco Switch 3850, được chạy Active (chạy chính) xử lý toàn bộ yêu cầu của hệ thống, thiết bị Cisco Switch 3850 còn lại sẽ hoạt động ở chế độ Standby (chạy phụ). Hai thiết bị sẽ tự động gửi các gói tin trao đổi để kiểm tra sự tồn tại của thiết bị còn lại, trong trường hợp nào đó gặp sự cố (lỗi OS, interface, phần cứng) thì thiết bị còn lại sẽ tự động thăng cấp lên Active (chạy chính). Mục đích: để tăng khả năng dự phòng và khả năng  sẵn sàng của hệ thống cao khi một trong hai thiết bị gặp sự cố.

  + Kết nối Trunking giữa hai Cisco Switch 3850 với nhau để cho phép HSRP gửi các gói tin kiểm tra sự sống của thiết bị còn lại hay interface.

  + Sử dụng tính năng Access  control list để tạo và áp dụng các policy  security cho vùng server (các  policy  được  áp  dụng  sẽ  khác  nhau  tùy  thuộc  vào  nhu  cầu  sử  dụng  và  dịch  vụ  trong  vùng  mạng(VLAN) đó).

  + Cisco Switch 3850 được cấu hình telnet, ssh, CDP cho phép truy cập quản lý từ xa.

  + Khả năng chuyển mạch và độ ổn định cao: 176Gbps cho phép xử lý đồng thời được rất nhiều loại ứng dụng: ứng dụng data, ứng dụng Voice, ứng dụng hình ảnh, đồ họa…. Thích hợp cho việc phát triển các ứng dụng trong tương lai của Bệnh Viện Ngọc Xuân

– Các switch access sử dụng Cisco SG300-2 với khả năng xử lý theo yêu cầu, độ ổn định cao, tốc độ tốithiểu 1000Mbps/ đầu kết nối.

 – Các kết nối từ Switch Core đến Switch Access với tốc độ tối đa 40Gbps

3.2. Hệ thống bảo mật (FIREWALL)

– Hệ thống Core Switch là hệ thống kết nối toàn bộ hệ thống mạng lại với nhau, tập hợp tất cả thông tin và yêu cầu cần xử lý, yêu cầu về bảo mật, tốc độ, khả năng mở rộng khi Bệnh Viện ngày một phát triển. Core là một thành phần quan trọng nhất của hệ thống mạng.


Đặc biệt, thiết bị có chức năng giải quyết sự cố trực tuyến khá an toàn, tiện lợi: thiết bị sinh mã ngẫu nhiên (khác nhau mỗi lần cần trợ giúp) và có thể giao mã này cho người trợ giúp của Barracuda để họ đăng nhập, điều chỉnh thiết bị.Barracuda cho phép xử lý thông tin, chuyển mạch gói tin nhanh hơn gấp nhiều lần so với thiết bị cũ, đảm bảo hệ thống hoạt động với hiệu suất cao nhất, ổn định nhất.

3.3. Server:

– Có chức năng tạo ra môi trường họp nhóm (setup), hình thức, phương pháp họp.

– Quản lý tài nguyên, tài khoản (ID người dùng), lưu trữ dữ liệu nội dung cuộc họp.

– Là xương sống của giải pháp công nghệ hội thảo trực tuyến.

+ Phần cứng Server: Máy chủ Dell đảm bảo việc truyền tải nội dung cho 50-100 cuộc họp cùng lúc không giới hạn người tham gia có khả năng mở rộng thêm theo nhu cầu.

+ Phần mềm: Môi trường Server, hệ điều hành Window Server 2014, phần lõi cho giải pháp công nghệ HTTT xây dựng và phát triển trên mô hình của Wowza.

3.4. Các thiết bị hội họp:

– Access Swich: Phân bổ số lượng thiết bị tham gia cuộc họp tại điểm cố định

– Thiết bị hiển thị: Màn hình cá nhân và màn hình diện rộng.

– Thiết bị âm thanh: Loa, tai nghe…

– Thiết bị Capture hình ảnh: Camera độ phân giải cao HD

– Micro: Độ nhạy tốt, chống nhiễu …..

– Thiết bị trung tâm quản lý giám sát hệ thống:

– Máy WorkStation

– Màn hình hiển thị giám sát

– Camera giám sát trung tâm: Được cấu hình dịch vụ riêng, lọc và chỉ định người được phép truy cập vào Cam này.

3.5.Một số hình ảnh minh họa hệ thống:

Hệ thống hội thảo trực tuyến mô hình vừa và nhỏ tại các trung tâm nhánh
Hình2: Hệ thống hội thảo trực tuyến mô hình vừa và nhỏ tại các trung tâm nhánh
Các loại màn hình hiển thị thuộc hệ thống
Hình 3: Các loại màn hình hiển thị thuộc hệ thống
Minh họa phòng điều khiển trung tâm
Hình 4: Minh họa phòng điều khiển trung tâm

3.6 Các ưu điểm hạ tầng hệ thống từ EPR so với các đơn vị khác

1. Quản lý tập trung.

2. Giám sát tập trung.

3. Lưu trữ tập trung.

4. Quản lý lịch.

5. Phân tách tài khoản.

6. Đa luồng dữ liệu kiểu hybrid (p2p, multicast, unicast) nên tốc độ xử lý siêu nhanh không bị trễ.

7. Toàn bộ mạng lưới lắp đặt từ EPR theo dạng flannel (kiểu google) bảo mật và HA (highly availability) cao không sợ sập và không sợ nghẽn khi bị tấn công mạng.

8. Có thể thực hiện mã hoá luồng truyền. Đây là công nghệ bảo mật trên thế giới còn hạn chế sử dụng.

9. Tư vấn và hỗ trợ giải pháp trước, trong và sau khi triển khai, đảm bảo tính ổn định cao.

IV. THÔNG TIN LIÊN HỆ

Mọi thông tin về dự án xin liên hệ về:

CÔNG TY CP PHẦN MỀM EPR

Địa chỉ: T16 TNR Tower 54A Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: (84.024) 6327.3888 – 6296.6662

Hotline: 0986539199

Website: eprtech.com

Email: epr.software.jsc@gmail.com.

Trân thành cảm ơn.

error: Content is protected !!