Hiện tại, thị trường gia công phần mềm đang phát triển mạnh mẽ ở Việt nam, trong khi đó nhu cầu cung ứng nguồn nhân lực IT ưu tú hiện đang không theo kịp, đây được coi là nguyên nhân khiến Việt nam có thể bỏ lỡ cơ hội này.
Ngoài ra có thể thấy, các kỹ sư CNTT cũng khá quan tâm đến các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp Nhật, Mỹ, một số nước thuộc thị trường Châu Âu.Một phần là do mức lương của các doanh nghiệp nước ngoài thường có tính cạnh tranh cao, có quy trình và môi trường chuyên nghiệp.
Kể từ năm 2015. Nhằm đảm bảo việc làm cho nhiều kỹ sư tài năng có trình độ, kinh nghiệm có việc làm trong mội trường chuyên nghiệp, quốc tế, EPR đã ký kết một số đơn đặt hàng “đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực”với các doanh nghiệp CNTT hàng đầu tại Việt Nam hiện nay như: Viettel, Minori,Usol, AI&T… Với sự hợp tác này, tất cả các kỹ sư tài năng tại EPR sẽ được đảm bảo việc làm ổn định với mức lương từ 15-25 triệu/tháng.
Mặt khác với lực lượng các kỹ sư tài năng mới ra trường. Theo ông Châu Hoàng Tiến Sĩ – giám đốc sản xuất phần mềm công ty CMC-Software cho biết: “Hiện nay các doanh nghiệp CNTT tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung đang trong tình trạng “khát” nguồn nhân lực chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế. Chúng tôi không mong sinh viên mới ra trường phải đạt được những yêu cầu do công ty đặt ra, nhưng các bạn lại thiếu những kỹ năng tối cần thiết mà một kỹ sư CNTT hiện nay cần có. Các trường vẫn quá chú trọng vào lý thuyết trong khi ngành CNTT lại đòi hỏi phải tập trung nhiều về thực hành, bên cạnh nâng cao kỹ năng về ngoại ngữ”.
Kể từ tháng 9 năm 2010, Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ với đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT và truyền thông” đã chỉ ra Việt Nam hiện cần đến 1 triệu kỹ sư CNTTlàm việc từ nay đến năm 2020, trong đó bao gồm nhân lực hoạt động trong nước và nhân lực tham gia xuất khẩu. Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho các bạn học sinh yêu thích CNTT trong việc định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.