Ngày 05/09/2022 sau các buổi tham gia vào toạ đàm, thuyết trình, chứng minh năng lực và đề xuất các nội dung liên quan đến hoạt động chuyển đổi số trong Giáo dục và Đào tạo Đại học. Công Ty EPR được sự đồng thuận và ủng hộ từ lãnh đạo Hiệp hội các Trường Đại học Cao Đẳng Việt Nam và tham gia trong Hội đồng chuyên gia thực hiện nhiệm vụ Chuyển đổi số trong Giáo dục. Nội dung liên quan đến Chuyển đổi số vốn rộng, trừu tượng, cấp bách và cần thiết có các chính sách hiệu quả được cố vấn từ ban cố vấn Hiệp hội Đại học Cao đẳng Việt Nam lên các cấp lãnh đạo Trung Ương, Địa Phương phù hợp với từng nhiệm vụ cụ thể của từng đề tài.
Việc thảo luận về chuyển đổi số, chuyển đổi số như nào, sự cần thiết, tính cấp bách có sự tham gia từ các Giáo sư, Tiến sĩ, các Chuyên gia, các lãnh đạo các cấp và Chuyên gia từ các Trường Đại học, học Viện, các đơn vị Doanh nghiệp liên quan được thảo luận thường xuyên vào thứ 4 hàng tuần với nhiều nội dung liên quan. Từ kinh nghiệm cho thấy việc chuyển đổi số là toàn diện, tổng thể, có yếu tố cải cách, tận dụng các thế mạnh liên quan từ công nghệ và công nghệ số, và để thành công cần có chính sách nhất quán, đường lối rõ ràng, có sự ủng hộ từ các ban bộ ngành. Trong đó yếu tố con người là trung tâm trong mọi hoạt động, đi đầu là nhận thức, năng lực số, nguồn lực tài nguyên liên quan.
Từ 20/10/2022 Đề án dự thảo đầu tiên về chuyển đổi số đã được nhất trí thông qua, lên kế hoạch nghiên cứu, tiến hành thí điểm cho địa phương cho từng Tỉnh. Trong đó có sự tham gia của Chủ tịch, phó chủ tịch Hiệp hội, tổ chuyên gia lý luận cao cấp, Lãnh đạo cố vấn ở địa phương và phía mảng Công nghệ có Đơn vị là Công Ty CP Phần Mềm EPR với hơn chục năm tham gia trong lĩnh vực phần mềm, chuyển đổi số, xây dựng giải pháp trung tâm điều hành thông minh cho các bộ sở ban ngành, hệ sinh thái phần mềm giáo dục cùng một số chuyên gia là các đối tác trong cùng lĩnh vực được mời từ phía Công Ty EPR.
Một số định nghĩa, khái niệm chung cần chú ý:
1. Khái niệm từ Bộ Thông tin và Truyền thông: “Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số.”.
2. Các bước chuyển đổi số:
Bước 1: Có nhận thức và tư duy đúng về chuyển đổi số. Với một tổ chức, nhận thức của lãnh đạo cao nhất là điều kiện tiên quyết, để từ đó truyền nhận thức, cảm hứng, khát vọng và quyết tâm thay đổi tới các thành viên.
Bước 2: Xây dựng chiến lược và kế hoạch hành động. Xác định trạng thái hiện tại và trạng thái cần đến để định rõ mục tiêu, gồm cả việc xác định mô hình hoạt động, kinh doanh mới trong môi trường số, xây dựng kế hoạch hành động với các giai đoạn hợp lý, nội dung cụ thể.
Đối với một địa phương, vì chuyển đổi số là mới, vì vậy Tỉnh ủy nên có nghị quyết chuyên đề về chuyển đổi số, sau đó UBND ban hành Kế hoạch hành động về chuyển đổi số.
Bước 3: Xác định công nghệ số chủ yếu trong lĩnh vực hoạt động cũng như các nền tảng cần có để hỗ trợ việc chuyển đổi. Từ đó, xây dựng năng lực số, gồm đào tạo nhân lực số, xây dựng thói quen, hình thành văn hóa đổi mới với mô hình hoạt động mới và thực hiện chuyển đổi.
3. Tham khảo thêm về các khái niệm đúng đắn và liên quan về chuyển đổi số trên trang thông tin Hiệp hội Đại học Cao Đẳng Việt Nam.
Công Ty CP Phần Mềm EPR