Việt Nam đã và đang dần bắt kịp xu thế phát triển công nghệ của thế giới để trở thành trung tâm gia công phần mềm khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Cùng tìm hiểu gia công phần mềm tại Việt Nam và những bước tiến trong những năm vừa qua.
Thời gian qua, hàng loạt các công ty gia công phần mềm tên tuổi của Việt Nam như FPT, Tinh Vân, tường Minh, TMA, EPR , KMS,.. đã tham gia vào lĩnh vực gia công phần mềm và tạo được dấu ấn trên thị trường thế giới. Ngành công nghiệp gia công và công nghệ tại thị trường Việt Nam cũng có được sự tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2017 Việt Nam tăng 5 bậc xếp hạng về chỉ số Global Service Location Indext – một xếp hạng dịch vụ gia công phần mềm và xếp thứ 6 trong 55 quốc gia hấp dẫn nhất trên thế giới về gia công phần mềm theo đánh giá của công ty tư vấn ATKNE. Các công ty như Intel, IBM, Samsung display, Nokia, Microsoft đã lựa chọn Việt Nam để đầu tư lâu dài.
Theo hiệp hội phần mềm Việt Nam, các doanh nghiệp phần mềm không đơn thuần là gia công phần mềm mà còn tham gia vào quá trình chuyển đổi số cho các tập đoàn lớn trên thế giới, đồng nghĩa là tham gia quá trình chuyển đổi số trên toàn thế giới. Điều này không chỉ đem đến doanh thu lớn mà còn đem lại vị thế cho doanh nghiệp gia công phần mềm tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Nhật Quang “ Ngành gia công phần mềm là một ngành kinh doanh tốt, các doanh nghiệp hiện giờ đều đang chuyển hướng là gia tăng giá trị. Tức là thay vì gia công ở cái trỗi dậy, phần tầng thấp ở chuỗi giá trị thì chuyển lên phần cao hơn. Ví dụ đi offer cho khách hàng nước ngoài làm chuyển đổi số, vin vào những công nghệ mới mà người Việt Nam tiếp thu rất nhanh. Ở khu vực đấy, nhìn hình thức như vẫn là gia công, nhưng trên thực tế giá trị gia tăng cao hơn rất nhiều”.
Theo ước tích của liên minh các doanh nghiệp gia công công nghệ thông tin Việt Nam VNITO, hiện doanh số xuất khẩu dịch vụ công nghệ thông tin tại Việt Nam đã xấp xỉ 1 tỷ USD/năm. Việt Nam đã đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 lọt vào top 10 thế giới về dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số với 1 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Với những bước tiến trên, ngành CNTT nói chung và gia công phần mềm tại Việt Nam nói riêng ngày càng được các doanh nghiệp đánh giá cao. Theo đó, đặt thêm những dấu ấn trên bản đồ ngành CNTT thế giới. Chúng ta có thể tin rằng trong tương lai không xa, Việt Nam có thể theo kịp các nước phát triển về công nghệ tại châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…