Gia công phần mềm Việt Nam cơ hội và thách thức với TPP

Ngành gia công phần mềm Việt Nam đang đứng trước rất nhiều những thử thách khi mà sắp tới trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập TPP ngành CNTT sẽ là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta.

Gia công phần mềm  Việt Nam và những trăn trở

Có thể nói ngành gia công phần mềm Việt Nam đang phát triển một cách chóng mặt từ những năm về trước CNTT không được chú trọng nhưng đến nay mọi ngóc ngách từ doanh nghiệp cho đến các sở ban ngành hay trường học, bệnh viện đâu đâu cũng ứng dụng  những phần mềm CNTT để làm giảm tải công việc cũng như tăng được hiệu suất làm việc

Khi đưa ngành gia công phần mềm Việt Nam ra đấu với thế giới chúng ta cũng phần nào khẳng định được thương hiệu của riêng mình với nguồn lao động chất lượng giá rẻ hơn rất nhiều so với các nước và  phần mềm được chúng ta gia công không hề thua kém bất cứ một quốc gia trên thế giới nào.

Tuy nhiên khi mà TPP sắp tới gần ngành gia công phần mềm tại Việt Nam lại đối diện với khó khăn đặc biệt là về lao động, lao động của nước ta rất thông minh sang tạo nhưng về vấn đề làm việc nhóm rất kém, một dự án gia công phần mềm thường là rất lớn cần phải một đội ngũ làm việc bổ trợ cho nhau nhưng với tâm lý cố hữu chỉ làm cho xong nhiệm vụ của mình cho nên thường những dự án gia công phần mềm kéo ra rất dài làm chậm tiến độ công việc  làm mất uy tít của công ty cũng như quốc gia trên trường quốc tế

Thứ hai đó là vấn đề ngoại ngữ , tiếng anh là tiếng nói chung của toàn cầu tuy nhiên ngôn ngữ này được dùng ở nước ta lại rất khiêm tốn  những dự án gia công phần mềm chủ yếu được doanh nghiệp nước ngoài thuê tại Việt Nam vì vậy biết tiếng anh là một lợi thế vô cùng to lớn ngoài vấn đề chuyên môn, một số nước như Ấn Độ có ngành gia công phần mềm mạnh nhất trên thế giới một phần vì người dân nước này nói được tiếng anh như tiếng mẹ đẻ

Thứ ba  là nguồn lao động, lượng lao động của ngành gia công phần mềm Việt Nam khá hạn chế đa phần các trường đào tạo ngành CNTT chủ yếu đưa ra các dạng bài tập lý thuyết không chú trọng đến thực hành làm cho những sinh viên ra trường ít có cơ hội cọ sát dẫn tới lượng lao động CNTT chất lượng cao ở nước ta rất hạn chế

Và có cảm giác ngành gia công phần mềm Việt Nam chưa được nhà nước chú trọng đầu tư, chúng ta mới chỉ hô vang khẩu hiệu biến Việt Nam thành Ấn Độ thứ hai trong ngành gia công phần mềm mà không hiện thực hóa nó bằng những hành động cụ thể như những cơ sở đào tạo nghề CNTT vẫn còn rất hạn chế, những doanh nghiệp nhỏ gia công phần mềm Việt Nam không được nhà nước chú trọng đa phần vẫn phải tự bơi trước biển thế giới

xem thêm : Hợp đồng gia công phần mềm

gia-cong-phan-mem-viet

 Cơ hội  cho ngành gia công phần mềm  Việt Nam  khi mà TPP sắp tới gần

Hiệp định chiến lược đối tác xuyên Thái Bình Dương gồm 18 nước thành viên sắp sửa có hiệu lực tại Việt Nam.

Những cơ hội mở ra cho chúng ta là vô cùng lớn khi những sản phẩm gia công

 

 

phần mềm tại Việt Nam có thể bán tại Mỹ, Australia, ÚC … những lao động của nước ta có thể tràn sang các nước bạn và cướp thị phần của họ

Với nguồn lao động giá rẻ chất lượng cao là một lợi thế cạnh tranh vô cùng to lớn ở các nước chi phí để trả cho các kỹ sư gia công phần mềm thường rất lớn nhưng ở Việt Nam thì thấp hơn rất nhiều mà chất lượng sản phẩm được đảm bảo

Để chuẩn bị đặt bước khởi đầu cho ngành gia công phần mềm Việt Nam có thể lấn sân sang nước bạn một số tập đoàn lớn như FPT hay TMA những anh cả của nền gia công phần mềm nước nhà đang cấp bách mở ra rất nhiều những lớp bồi dưỡng kỹ sư CNTT và những khu trung tâm dạy nghề để giải quyết được bài toán nhân lực chất lượng cao của nước ta

Những chương trình khuyến học  cho các sinh viên học giỏi hoặc hợp tác với những trường đào tạo CNTT có thể cho những em sinh viên xuống thực hành ngay tại công ty để các em có thể quen dần với công việc

Nói tóm lại TPP mở ra cho ngành gia công phần mềm ở Việt Nam một thị trường rộng lớn nhưng để mà cạnh tranh với các nước gia công phần mềm của nước ta còn rất nhiều điều phải làm.

 

error: Content is protected !!