Làm thế nào để lấy được hợp đồng gia công phần mềm béo bở tại Mỹ?

Trong những năm qua, phần lớn các hợp đồng gia công phần mềm tới từ thị trường Nhật Bản thì nay thị trường gia công phần mềm tại Mỹ là một trong những hướng đến của ngành gia công phần mềm ở Việt Nam. Mỹ là một thị  trường có  quy mô lớn, nhu cầu cao, cạnh tranh gay gắt và luôn đón đầu các làn sóng công nghệ mới. Vì thế, muốn có những hợp đồng gia công phần mềm lớn tại đây đòi hỏi Việt Nam không chỉ trông chờ vào nguồn nhân công giá rẻ, lợi thế cạnh tranh về giá cả chưa phải là số 1.

xem thêm: Gia công phần mềm tại Việt Nam

Các hợp đồng gia công phần mềm  lớn tại Việt Nam đến từ đâu?

Nhật Bản

Nếu như tại thị trường phần mềm ở Nhật Bản, mặc dù  đây cũng là một “ miếng bánh gia công phần mềm”  rất hấp dẫn.Trung Quốc, Ấn Độ  là những nước đã chiếm phần lớn các hợp đồng gia công phần mềm tại đây. Tuy  nhiên để cạnh tranh với  các “ông lớn”  này, Việt Nam đã khai thác các thế mạnh của mình. Đó là giá thành trong các hợp đồng gia công phần mềm  rẻ hơn nhiều so với Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra các lợi thế về nguồn nhân lực công nghệ thông tin dồi dào, theo thống kê hàng năm có hơn 40.000 sinh viên công nghệ thông tin tốt nghiệp, chính phủ rất chú trọng và có nhiều chính sách ưu đãi đối với  ngành công nghệ thông tin, Việt Nam cũng là nơi đầu tư của nhiều hãng lớn như: LG, Samsung, Fujitsu, Canon, Panasonic , Renesas, Foxconn,  HP, CSC……Sau cùng tỷ lệ lạm phát của Việt Nam luôn ở mức thấp.  Các hợp đồng gia công phần mềm đến từ thị trường Nhật Bản có quy mô ở mức trung bình hoặc nhỏ, một số  hợp đồng lớn thì đòi hỏi các doanh nghiệp phần mềm  ở nước ta phải có quy mô lớn. Hiện nay, FPT, Viettel là những tập đoàn đón được rất nhiều hợp đồng gia công phần mềm lớn ở Nhật Bản. FPT đã đạt doanh số hơn 100 triệu USD từ gia công phần mềm.

hop_dong_gia_cong_phan_mem

Mỹ

Các hợp đồng gia công phần mềm tại Mỹ thường có giá trị lớn. So với Nhật bản, nước Mỹ vẫn  là một thị trường  tốt,  sự phát triển về khoa học công nghệ thông tin ở Mỹ luôn trong top đầu  thế giới. Ở Mỹ dù xuất siêu phần mềm nhưng hàng năm vẫn phzari nhập khẩu phần mềm chiếm 30% và gia công lên tới 20 tỷ USD. Trong đó, Nhật chiếm 20% còn lại là các nước Tây Âu và các nước khác như Ấn Độ, Trung Quốc….Tuy nhiên, thị trường này lại đòi hỏi sự cạnh tranh lớn hơn rất nhiều

Hơn 60% hợp đồng gia công phần mềm ở Ấn Độ là tại thị trường Mỹ. Tại Mỹ, các hợp đồng  gia công phần mềm thường có quy mô lớn hơn ở Nhật Bản tỷ lệ thuận với nó, đòi hỏi phải có đội ngũ nhân lực nhiều. Trong khi đó, Ấn Độ đang làm rất tốt điều này với nguồn nhân lực công nghệ thông tin dồi dào có trình độ cao. Doanh nghiệp công nghệ lớn của Ấn Độ rất nhiều, còn Việt Nam các doanh nghiệp công nghệ thông tin  với vài chục kỹ sư lập trình chiếm đa số lại luôn trong tình trạng bị thiếu hụt nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

Các hợp đồng gia công phần mềm từ Mỹ đổ về Việt Nam đang nhỏ giọt, chủ yếu chỉ các công ty có quy mô tầm trung ở Việt Nam là đón được những hợp đồng gia công phần mềm lớn. Tuy nhiên, những năm gần đây cũng đang có sự chuyển biến tích cực. Trong năm 2015 hợp đồng gia công phần mềm tại Mỹ chỉ chiếm  10% doạnh số FPT  –  tập đoàn phần mềm lớn tại Việt Nam thì  năm nay đã chiếm hơn 30%. FPT đã thành lập Công ty 100% vốn tại Mỹ, thắng thầu nhiều dự án lớn. Gần đây nhất là dự án điều khiển bằng giọng nói cho một hãng truyền hình lớn ở Mỹ, hay các hợp đồng gia công phần mềmkhác cho các hãng bảo hiểm, bất động sản ở nước này. FPT USA đã thắng thầu nhiều dự án liên quan đến công nghệ điều khiển bằng giọng nói lên tới 1.000.000 USD cho một hãng truyền hình vệ tinh lớn của Mỹ. Ngoài ra, họ đang làm gia công phát triển sản phẩm cho một hãng bảo hiểm bất động sản ở Mỹ.

Ngoài FPT, một số công ty khác như KMS,  EPR tech, TMA Solutions, Havey Nash, Aricent cũng đã hướng tới và nhận được một số dự án gia công phần mềm lớn từ đây.

 Làm thế nào để lấy được các hợp đồng gia công phần mềm béo  bở ở Mỹ?

Các doanh nghiệp Việt Nam đều đồng quan điểm rằng thị trường gia công phần mềm ở Mỹ là một thị trưởng ổn định, hợp đồng gia công phần mềm thường có giá trị cao sẽ tạo ra động lực để nâng cấp quy mô của các doanh nghiệp công nghệ thông tin của nước ta.

Để thâm nhập thị trường này cần phải có quyết tâm rất lớn. Không thể chỉ trông chờ vào giá thành nhân công rẻ, hoặc các lợi thế như chúng ta đã thành công ở Nhật Bản. Nhật Bản dù sao  cũng ở gần chúng ta, văn hóa Phương Đông dễ dàng  hòa nhập,  tiếng Nhật  là ngôn ngữ không phổ biến so với các nước Ấn Độ và Trung Quốc. Nhưng ngược lại, để lấy được một dự án gia công phần mềm tại Mỹ, ngoài các yếu tố về trình độ kỹ thuật cao, quy mô doanh nghiệp lớn còn phải  đảm bảo tốt về mặt giao dịch như khả năng đàm phán bằng tiếng Anh, khả năng bắt kịp hội nhập xu thế toàn cầu, làm việc chuyên  nghiệp. Hợp đồng gia công phần mềm lớn tại Mỹ yêu cầu khắt khe về  các vấn đề như bảo mật thông tin, các chứng chỉ doanh nghiệp đạt về chất lượng công nghệ theo chuẩn quốc tế ( BS7799, CMMi). Bên cạnh đó, nhà nước Việt Nam cũng cần chú trọng đầu tư hơn về đào tạo nguồn nhân lực với các kỹ năng chuyên biệt để tăng sức cạnh tranh đồng thời tăng cường quảng bá, tiếp thị với các chiến lực lớn để “ chào  hàng” mới mong nhận được nhiều dự án gia công phần mềm từ các nước khó tính như Mỹ.

 

 

Hợp đồng gia công phần mềm có giá trị ngày càng lớn.

Những năm gần đây, đã có dấu hiệu đáng mừng về gia công phần mềm. Các dự án gia công phần mềm thường có giá trị tăng hơn so với  các năm trước, ổn định và việc  hợp tác với các nước Nhật Bản hãy Mỹ cũng thuận lợi hơn nhiều. Theo một nghiên cứu của Nhật Bản, các công ty gia công phần mềm được khảo sát thì có  tới 30% tỏ ra hài lòng và mong muốn được làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó Ấn Độ là 22% và Trung Quốc là 20%. Tại Mỹ, sau nhiều năm gắn bó với Ấn Độ, cũng đang chuyển những  hợp đồng gia công phần mềm lớn về Việt Nam. Hiện  nay, FPT đã có rất nhiều hợp đồng gia công phần mềm lớn lên tới 1 triệu USD. FPT xác định, Mỹ sẽ là thị trường thứ 2 sau Nhật Bản.

Ngành công nghệ thông tin đang tạo ra một làn sóng mạnh mẽ trên toàn thế giới, các hợp đồng gia công phần mềm của Việt Nam còn quy mô nhỏ, nhưng nếu đầu tư đúng mức trên toàn diện, chúng ta hoàn toàn có thể xâm nhập được vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ và dành lấy những hợp đồng gia công phần mềm có tầm cỡ, quy mô lớn.

error: Content is protected !!