Thị trường gọi xe công nghệ “đỏ lửa”

Trong khi Bộ GTVT đang loay hoay sửa đổi dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86/NĐ-CP về kinh doanh vận tải để quản lý xe công nghệ, thì thị trường ứng dụng gọi xe Việt đang ngày một sôi động với nhiều “tân binh” tham gia cuộc chơi.

Sau khi Grab thâu tóm Uber tại thị trường Đông Nam Á hồi tháng 4-2018, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam rầm rộ đầu tư vào ứng dụng gọi xe công nghệ như Aber, VATO, Mai Linh Bike, MLV, Go-ixe, Xelo…. chiếm khoảng trống Uber để lại nhằm cạnh tranh với Grab. 

Dù lĩnh vực gọi xe công nghệ mới được hình thành tại Việt Nam trong 5 năm trở lại đây, nhưng cuộc chơi tại thị trường này chưa bao giờ là dễ dàng. Khởi đầu cho thị trường gọi xe công nghệ là sự xuất hiện của hai tay chơi lớn: Uber và Grab.

Bước ngoặc lớn, vào giai đoạn đầu năm 2018, Uber đã phải dừng bước, sau khi toàn bộ mảng kinh doanh của hãng tại Đông Nam Á bị thâu tóm bởi Grab. Những tưởng Grab sẽ độc chiếm thị trường gọi xe, nhưng không, sự ra đi của Uber đã mở lối cho rất nhiều ứng dụng khác ra đời, như: FastGo, Go-Viet, Be, Mygo, Vato, Aber, …

Tuy nhiên, sau 1 năm hoạt động, các ứng dụng gọi xe này mất hút trong bản đồ gọi xe công nghệ ở VN. Điều này cho thấy miếng bánh thị trường gọi xe công nghệ không “dễ ăn”, nếu các doanh nghiệp không có chiến lược, tài chính “dài hơi” cho cuộc đua này.

Từ đây, nhiều chuyên gia đánh giá, cuộc chiến tại thị trường gọi xe đang bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt trên nhiều phương diện, như: công nghệ, tài chính, tiềm lực, chính sách dành cho đối tác, quảng cáo thu hút khách hàng…

Được kỳ vọng sẽ chiếm được thị phần khi Uber bị Grab thâu tóm, Tập đoàn Phương Trang đầu tư 2.200 tỉ đồng vào phát triển ứng dụng gọi xe VATO để phát triển nhưng đến nay việc hoạt động của ứng dụng này vẫn không được như mong muốn của tài xế và khách hàng vì thường xuyên gặp lỗi, khó gọi xe…

Ứng dụng của Aber chào sân hồi tháng 6-2018 với điểm mới không thu chiết khấu của tài xế, tung ra 6 sản phẩm dịch vụ như xe máy, ôtô, giao hàng, xe doanh nghiệp… Chỉ ít tháng, ứng dụng này phải thông báo ngừng hoạt động.

Từng gây xôn xao giữa năm ngoái vì có đối tác chiến lược, vốn là đối thủ lớn của Grab tại Đông Nam Á, đứng sau nhưng Go-Viet gần đây khá im hơi lặng tiếng. Tuyên bố sẽ là ứng dụng đa dịch vụ, gắn liền với đời sống người Việt nhưng Go-Viet giậm chân tại chỗ gần nửa năm nay với 3 dịch vụ là gọi xe hai bánh, gọi thức ăn và giao hàng. 

Cuộc đấu giành thị phần giữa các ứng dụng ngày càng sôi động khi xuất hiện thêm nhiều “tay chơi” trong và ngoài nước có tiềm lực về tài chính, hệ sinh thái tốt để cạnh tranh với Grab, Go-Việt.

Theo báo cáo e-Conomy SEA 2018 công bố bởi Google và Temasek, Việt Nam hiện là một trong những nền kinh tế Internet tiềm năng bậc nhất Đông Nam Á. 

Riêng lĩnh vực gọi xe công nghệ, dù mới xuất hiện nhưng quy mô của thị trường này tại Việt Nam đã lên tới 500 triệu USD trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng trung bình 41%. Tới năm 2025, thị trường sẽ đạt ngưỡng 2 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 29%/năm.

Trong đó, Google và Temasek tính chung hoạt động gọi xe để đi lại, di chuyển, và gọi xe để giao nhận nhu yếu phẩm vào thị trường gọi xe công nghệ. Tiềm năng của thị trường lớn, dẫn tới cạnh tranh gay gắt.

Thị trường sôi động là thế, có thể thấy các ứng dụng này hướng đến tập trung vào các đối tượng đi ngay, một vài ứng dụng đã hướng đến các thị trường ngách khác như xe liên tuyến, xe đi chung, … hay như các hãng taxi truyền thống cũng tự update ứng dụng công nghệ vào mô hình kinh doanh  nhưng chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân do đâu???

Câu hỏi đặt ra với không ít hãng vận tải và các nhà đầu tư quan tâm tới dịch vụ vận tải hành khách và Logistics. Tại sao tôi có nguồn lực về tài chính, có hệ thống xe nhưng khi ứng dụng công nghệ vào thì kết quả không tích cực hơn mà bị phản hồi tiêu cực???

Nguyên nhân do trải nghiệm khách hàng kém, ứng dụng các hãng đưa vào chưa đáp ứng được thị trường, dẫn đến khách hàng có những trải nghiệm tiêu cực, ảnh hưởng đến hình ảnh và thương tiệu của hãng khiến thị phần rơi vào tay các đối thủ ngoại. Mặc dù biết điểm yếu cả doanh nghiệp nằm ở công nghệ nhưng việc cải thiện nó không hề dễ.

Vậy đây sẽ là thách thức hay cơ hội cho các công ty công nghệ?

>> 9 Lý do doanh nghiệp vận tải cần phải xây dựng app ứng dụng ngay bây giờ

>> Sàn giao dịch vận tải Gonow Car – Cơ hội chiếm lĩnh công nghệ cho nhà vận tải và đầu tư.

>> Gonow Car là gì?

error: Content is protected !!